Nguyễn Du là một ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc Việt Nam, một doanh nhân văn hóa thế giới đầu thế kỷ 19. Ông đã để lại cho nhân loại một khối lượng những tác phẩm độc đáo và phong phú trong đó Thúy Kiều là một kiệt tác có giá trị rất lớn cả về nội dung và tư tưởng. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước trong truyện Kiều. Đây là đoạn trích thành công nhất trong việc miêu tả người của tác phẩm.

Một số bài viết liên quan:
- Cảm nhận của em về bài thơ ngày em vào đội ngắn
- Cảm nhận của em về bài thơ bánh trôi nước
- Cảm nhận của em về bài thơ thương vợ
Tác giả đã miêu tả về chị em Thúy Kiều bắt đầu từ những cái chung nhất:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Đầu tiên tác giả giới thiệu về gia đình họ Vương có hai chị em gái: cô chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Cả hai đều là những cô gái vô cùng xinh đẹp với bút pháp ước lệ tượng trưng “mai cốt cách, tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp thanh cao của dáng vóc cũng như tinh thần và tâm hồn vô cùng trong trắng như tuyết. Vẻ đẹp ấy tuy mỗi người một vẻ nhưng đều mười phân vẹn mười.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Những câu thơ này đang tập trung miêu tả vẻ đẹp hiếm có của cô em Thúy Vân ,một vẻ đẹp đoan trang, quý phái. Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng có nét cụ thể hơn khi nàng hiện lên với “khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang”.Nụ cười của nàng, nét mặt và vẻ đẹp của nàng cũng khiến những viên ngọc cũng phải thốt lên mà thán phục.
Mái tóc và nước da nàng đến những bông tuyết trắng xóa hay những nàng mây mềm mại cũng phải cúi đầu mà nhường bước, thán phục. Tính cách và phẩm hạnh của nàng cũng đứng đắn nghiêm trang. Nàng là hình mẫu lý tưởng của các thiếu nữ ngày xưa, thật đẹp, thật cao quý và đáng trân trọng.
Chân dung của Thúy Vân hiện lên là sự phúc hậu, đoan trang, một chân dung mang tính cách số phận, vẻ đẹp của nàng là sự hòa hợp của thiên nhiên tạo hóa. Chính vì vậy sẽ dự báo về một cuộc đời bình yên, suôn sẻ hạnh phúc.
Sau khi miêu tả Thúy Vân bức chân dung của Thúy Kiều bắt đầu được hiện lên:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một mai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
Nếu như Thúy Vân chỉ được miêu tả qua 4 câu thơ thì Thúy Kiều lại được miêu tả đến 12 câu. Đây chính là nghệ thuật đòn bảy của tác giả. Lúc đầu cũng như cô em Thúy Vân tác giả miêu tả khái quát về Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Vẻ đẹp của nàng Kiều hơn hẳn cô em mình về cả tài và sắc đã khiến người đọc tò mò về vẻ đẹp ấy sắc sảo đến đâu. Tác giả dùng hình ảnh ước lệ “làn thu thủy, nét xuân sơn” để diễn tả về vẻ đẹp ấy như nước mùa thu, núi mùa xuân, những nét đẹp nhất về hai mùa trong năm. Nét đẹp ấy gợi tả về vẻ đẹp của một nữ nhân với vẻ đẹp tuyệt thế.
Đôi mắt nàng trong xanh, long lanh và linh hoạt như mặt nước mùa thu, khiến người người say đắm. Đôi lông mày thanh thú tựa như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy đã trở nên quá xuất sắc khiến cho vạn vật phải ghen, phải hờn. Vẻ đẹp ấy đã làm say đắm, chinh phục lòng người tựa như một điển tích “nghiêng nước nghiêng thành”.
Nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
CUng thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên trương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Nàng đẹp và còn rất tài giỏi khi thông minh “vốn sẵn tính trời” làm thơ, ca phú, âm luật của nàng cũng trở nên tuyệt đỉnh. Khi tài đàn của nàng “ăn đứt hồ cầm một trương”, âm luật giỏi đến mức” lầu bậc”. Không chỉ vậy mà nàng còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh” khiến lòng người day dứt. Điều này thể hiện nàng còn là trái tim đa sầu đa cảm. Vẻ đẹp ấy chính là sự kết hợp giữa tài và sắc.
Nhưng trong các câu thơ miêu tả về Kiều đều thể hiện thái độ ghen tức, một thái độ đau buồn cho số phận và sự dự báo về một tương lai không êm ả đầy sóng gió của nàng kiều vì “sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
Bốn câu thơ cuối tác giả giới thiệu về cuộc sống của cả hai chị em:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Ở đây ta có thể hai chị em nhà Thúy Vân Thúy Kiều không chỉ đẹp, tài giỏi mà còn có những phẩm hạnh vô cùng cao quý tuy đã đến tuổi lấy chồng những vẫn biết giữ khuôn phép. Đoạn thơ này có âm điệu nhẹ nhàng miêu tả cuộc sống yên vui, ấm áp của những thiếu nữ nơi khuê phòng.
Vẻ đẹp, tài năng và phẩm hạnh ấy khiến người đời phải ngưỡng mộ, khiến vạn vật phải thua kém đã khiến cho chân dung của hai chị em nhà họ Vương hiện lên thật đẹp và hoàn mỹ. Nhưng dường như trong những vẻ đẹp ấy lại dự báo về những tương lai không mấy tốt đẹp.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” của tác giả Nguyễn Du đã khắc họa lên chân dung về hai người con gái đẹp hoàn hảo về tài sắc bằng những ngòi bút tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài tình. Thật xứng đáng là một kiệt tác của nhân loại còn lưu lại đến ngày nay.