Hầu hết với mọi người thì nhẫn cưới là vật phổ biến nhất trong các lễ cưới , bất kỳ chú rể nào trong ngày lễ thành hôn của mình cũng phải trao nhẫn cưới cho cô dâu và cô dâu cũng phải trao ngược lại cho chú rể. Tuy nhiên vẫn có những người không biết nhẫn cưới đeo ở ngón tay nào, tại sao lại như vậy và phải nhờ đến sự trợ giúp của google 😀 và có thể là đang đọc bài viết này của tôi, vậy hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Nhẫn cưới, nhẫn đính hôn đeo ở ngón tay nào ?
Theo tính phổ biến thì hiện nay nhẫn cưới thường được các cặp vợ chồng đeo ở ngón áp út bàn tay trái, còn nhẫn đính hôn sẽ đeo ở ngón giữa bàn tay trái.
Ngoài ra cũng có một số nơi có cách đeo nhẫn cưới ở các ngon tay khác tùy theo phong tục tập quán của từng quốc gia từng dân tộc và quan niệm từng nơi nữa bạn nhé. Ví dụ: Phụ nữ Do Thái lại đeo nhẫn ở ngón cái trỏ
Tại sao lại đeo nhẫn cưới ngón áp út ? Mời bạn xem các cách giải thích bên dưới
Cách 1: Giải thích theo người trung quốc
Người Trung Quốc có một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục: Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn.
Cách 2: Thử chơi một trò chơi
Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay.
Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… (xem hình). Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời. Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.
Cách 3: Ngón áp út “máu chảy về tim”
Ngón áp út là ngón được phân bố thần kinh nhiều nhất và theo y học thì ngón áp út có mạch máu chạy thẳng lên động mạnh của tim. Minh chứng cho việc đó là khi đi viện, các bác sĩ thường lấy kim chọc thẳng vào đầu ngón áp út để chích lấy máu xét nghiệm. Cũng chính vì thế nên ngón áp út là ngón biểu tượng cho tình yêu, tượng trưng cho sự trọn vẹn, vĩnh hằng.
Người cổ đại La Mã tin rằng, các tĩnh mạch trong ngón tay thứ 4 dẫn trực tiếp đến tim, đây được gọi là “các tĩnh mạch tình yêu”, nhưng khi khoa học phát triển thì người ta không còn công nhận cách gọi này nữa. Mà chỉ quan niệm đeo nhẫn cưới vào ngón áp út là để chứng minh tình yêu của hai người với nguyện ước được bên nhau mãi mãi. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng nhất của việc đeo nhẫn cưới ngón tay áp út.
Cách 4: Tính tiện dụng
Thường thì mọi người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên bàn tay trái, vì họ cho rằng tay trái gần tim và tránh bất tiện trong công việc hằng ngày: đánh máy, bắt tay …
Trên đây là những cách giải thích cho việc tại sao lại đeo nhẫn cưới ngón áp út, bạn có cách giải thích thú vị nào không ?